Những sai lầm thường mắc phải khi sử dụng tủ đông

Những sai lầm thường mắc phải khi sử dụng tủ đông

1. Đặt nhiệt độ quá cao

Không độ (hoặc thậm chí thấp hơn) là nhiệt độ tốt nhất để lưu trữ thực phẩm đông lạnh lâu dài, vì vậy hãy đặt tủ đông của bạn ở mức nhiệt thấp nhất có thể. Nếu bạn muốn hộp kem được làm đông mềm thay vì cứng và khó múc, hãy cất gần cửa tủ nơi nhiệt độ thường rơi vào mức cao nhất.

2. Để tủ đông trở nên trống

Một tủ đông càng đầy thì khả năng giữ lạnh sẽ tốt hơn. Khi bạn mở cửa tủ, thực phẩm đã đông lạnh sẽ giúp tủ giữ nhiệt độ ổn định và thiết bị sẽ không phải làm việc hết sức làm lạnh lại tủ như ban đầu. Tuy nhiên, đừng che kín phần thổi nhiệt của tủ nhé.

3. Việc gói thức ăn không được chú trọng

Cho dù bạn sử dụng túi cấp đông có khóa kéo, giấy nhôm hoặc túi nilon, hãy đảm bảo loại bỏ hết không khí bên trong túi để thực phẩm được bao bọc kỹ lưỡng. Nếu bạn cấp đông trong các thùng chứa, hãy đổ thức ăn ở mức gần đầy, tránh thức ăn bị chảy ra tủ, nhưng cũng đừng sử dụng hộp quá lớn cho một lượng ít thực phẩm, vì điều này chỉ làm tốn diện tích tủ và làm đông chậm hơn mà thôi.

4. Thực phẩm đông lạnh quá lâu

Ngay cả thực phẩm được đông lạnh trong điều kiện tốt đi chăng nữa, cũng sẽ bị giảm mùi vị, kết cấu, vì vậy hãy viết ngày lạnh đông trên túi hoặc hộp đựng. Nếu cần thiết, hãy ghi ra danh sách thực phẩm bạn đang bảo quản, tránh trường hợp thực phẩm cũ bị vùi lấp bên dưới.

5. Đông lạnh thực phẩm với kích thước lớn

Thực phẩm nếu để đông lạnh với kích thước lớn sẽ làm việc rã đông trở nên khó khăn hơn nếu bạn chỉ muốn sử dụng một phần nhỏ. Còn nếu rã đông toàn bộ sau đó cất lại thì sao? Việc làm này sẽ làm hỏng đi kết cấu của thức ăn, cũng như ảnh hưởng đến vệ sinh an toàn thực phẩm. Hãy thử đặt riêng các thực phẩm trên một khay, để chúng đông lại và cho vào hộp, lúc này, các thực phẩm đã được tách rời nhau và dễ dàng lấy ra hơn.

6. Rã đông ở nhiệt độ phòng

Nếu bạn làm tan thịt, gia cầm và hải sản trên mặt bàn, vi khuẩn có thể phát triển trên bề mặt trước khi chúng được rã đông hoàn toàn. Thay vào đó, hãy cho thực phẩm vào trong tủ lạnh để rã đông chậm hoặc lò vi sóng để rã đông nhanh chóng hơn. Tuy nhiên, khi rã đông bằng lò sẽ không tránh khỏi lớp bên ngoài bị chín một phần vì nhiệt độ cao.

7. Mở tủ đông khi mất điện

Khi mất điện, hãy đóng tủ đông để giữ thực phẩm đông lạnh càng lâu càng tốt. Nếu tủ đông không mở, những thực phẩm còn lại trong tủ sẽ giúp tủ có được nhiệt độ không quá thấp. Trong trường hợp mất điện thời gian dài, những thực phẩm đã rã đông nên được ăn ngay.

Cảm ơn bạn đã dành thời gian cho bài viết. Hi vọng bạn sẽ tìm được cho mình 1 tủ đông ưng ý và sử dụng nó thật hiệu quả!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *